DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
GÒ ĐỐNG ĐA
Gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Sử sách cũ ghi lại và theo hồi cố của các cụ cao niên ở làng Thịnh Quang thì nơi tọa lạc của Gò Đống Đa xưa kia thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Giới thiệu chung Xem toàn cảnhLỄ HỘI GÒ ĐỐNG ĐA
Giới thiệu về lễ hội Gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa (hay còn gọi là Giỗ trận Đống Đa) được tổ chức vào mùng 5 tết Nguyên Đán hàng năm, là lễ hội lớn của Thủ đô Hà Nội, có sự tham dự của nhiều đồng chí lãnh...
DI TÍCH TIÊU BIỂU
TIN TỨC & SỰ KIỆNXem tất cả
Giao lưu, kết nối và phát huy giá trị di tích lịch sử
Ngày 16/11/2024, nhân dịp kỷ niệm 236 năm ngày Hoàng đế Quang Trung hạ chiếu xây dựng kinh thành Phượng Hoàng Trung Đô, lần đầu tiên ba đơn vị quản lý di tích Gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của...
KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY
Hiện vật tranh treo tường
Tranh Sơ đồ Gia phả dòng họ Tây Sơn
Ông Hồ Phi Phúc sinh được 3 người con đó là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Nhà Tây Sơn vốn là dòng họ Hồ, họ định cư ở NGHỆ AN. Ông tổ 4 đời của Quang Trung – Nguyễn Huệ là cụ Hồ Sĩ Anh ở làng Thái lão, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An bị Chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng trong để khai phá vùng Tây Sơn Thượng Đạo. Hậu duệ của cụ Hồ Sĩ Anh ở Bình Định là ông Hồ Phi Phúc có chí, khôn ngoan, lanh lợi vừa làm ruộng vừa buôn bán trầu cau đã kết duyên với bà Nguyễn Thị Đồng là con gái duy nhất của một phú ông ở ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Để cho con trai được thừa hưởng tài sản và hương khói bên ngoại ông bà Hồ Phi Phúc đã đổi tên họ của ba người con sang họ mẹ, họ Nguyễn; Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Tư liệu: Bảo tàng Tây Sơn – Bình Định
Hiện vật tranh treo tường
Trích Chiếu lên ngôi của Vua Quang Trung
Ngày 25 /11/ năm Mậu Thân tức ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ trịnh trọng làm lễ đăng quan chính thức lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân đặt niên hiệu là Quang Trung rồi lập tức hạ lệnh xuất quân.
Đoạn trích Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung được viết vào năm 1788: “Trẫm là người áo vải ở Tây Sơn, không có một thước đất, vốn không có chí làm vua, chỉ vì lòng người chán ngán đời loạn, mong mỏi được vua hiền để cứu đời yên dân vì vậy trẫm phải tập hợp nghĩa binh, mặc áo tơi, đi xe cỏ, để mở mang núi rừng, giúp đỡ hoàng đại huynh, rong ruổi việc nhung mã… cốt ý quét sạch loạn lạc, cứu vớt dân trong vòng nước lửa”.
Tư liệu: Sách Lịch sử Việt Nam Tâp 01 – NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1971- p 350
Hiện vật tranh treo tường
Bải hiểu dụ tướng sĩ của Vua Quang Trung
Bài hiểu dụ tướng sĩ tại Thanh Hóa của vua Quang Trung nói lên quyết tâm sắt đá, đánh tan quân ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc:
“Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Tư liệu: Sách Lịch sử Việt Nam Tâp 01 – NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1971- p 353
Hiện vật tủ trưng bày
Sa bàn trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa
Cuối năm Mậu Thân (1788), lợi dụng hành động rước voi về giày mồ của thế lực phong kiến phản động, 29 vạn quân Thanh do Tồng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tràn sang xâm chiếm nước ta. Lúc bấy giờ quân Tây Sơn đồn trú ở Bắc Hà do đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy. Trước tình thế bất lợi về nhiều mặt, quân Tây Sơn theo chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm tạm thời rút lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. Tối ngày 19 tháng 11 năm Mậu Thân (ngày 16-12-1788), quân Thanh bắt đầu vượt sông Nhị tiến vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long.
Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan, khinh địch và ra lệnh tạm thời đóng quân và nghỉ ngơi chuẩn bị ăn Tết Nguyên đán, đóng đại bản doanh tại cung Tây Long (Cung Tây Long ở trên bến Tây Long phía ngoài cửa Ô Tây Long (hay Tây Luông) bên bờ sông Nhị – phía Đông – Nam thành Thăng Long (khoảng phía trên Viện Bảo tàng lịch sử hiện nay) và bố trí các đạo quân thành thế phòng ngự tạm thời, vừa để bảo vệ đại bản doanh,vừa để phòng sự tiến công bất ngờ của đối phương. Đạo quân chủ lực do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy, đóng doanh trại ở bãi cát hai bên bờ sông Nhị (khoảng bến Bồ Đề), ở giữa có cầu phao qua lại. Đại quân Điền Châu, Triều Châu do Tri phủ Điền Châu là sầm Nghi Đống chỉ huy, đóng ở Đống Đa (thuộc trại Khương Thượng). Đạo quân Vân Quý do Đề đốc ô Đại Kinh chi huy, đóng ở Sơn Tây. Đạo quân Khâm Châu theo đường ven biển sang đóng ở Hải Dương.
Trong lúc Tôn Sĩ Nghị đang say sưa, tự mãn thì Quang Trung đã hoàn thành công việc chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược với sự nghiên cứu tường tận, phân tích và đánh giá đúng đắn toàn bộ tình hình và so sánh lực lượng giữa ta và địch để đề ra kế hoạch tác chiến cụ thể, nhằm nhanh chóng tiêu diệt quân Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long.
Nhận được tin cấp báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân thần tốc tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống,
Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế và tức tốc cho lập đàn Nam Giao ở núi Bân (canh núi Ngự Bình) làm lễ cáo tế trời đất, tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và tuyên Chiếu:
“Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ, nhưng thịnh suy, dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được. Trước đây nhà Lê mất chính qưyền, họ Trịnh và cựu Nguyễn chia bờ cõi. Hơn hai trăm năm nay, kỷ cương rối loạn, vua Lê chi là hư vị, cường thần tự ý vun trồng, giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được, chưa có lúc nào hư hỏng quá như lúc này vậy. Vả lại mấy năm gần đây, Nam Bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than.
Trẫm hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi bôn vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ trông mong vào Trẫm, về phần đại huynh Nguyễn Nhạc cỏ ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về Phương Nam thuộc hết về Trẫm.
Trẫm tự nghĩ tài đức không bằng người xưa, mà đất đai thì rộng, nhân dân thì nhiều, ngẫm nghĩ cách thống trị, lo ngay ngáy như dây cưomg mục chỉ huy sáu ngựa.
Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, Trẫm chỉ lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân Trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường.
Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi Thiên tử; đặt niên hiệu là Quang Trung năm đầu, truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải tuân thủ theo giáo ỉệnh của nhà vua. Nhân nghĩa, trung chính là đạo lớn của người, Trẫm nay củng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ”
Tại trấn doanh Nghệ An, Quang Trung tổ chức một cuộc duyệt binh lớn và đọc bài hịch biểu thị cao độ ý chí độc lập tự chủ và thần tốc tiến quân ra Bắc Hà quyết tâm tiêu diệt địch. Bài Hịch viết:
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Tuy đã chuyển sang thế phòng ngự tạm thời trong những ngày Tết nhưng Tôn Sĩ Nghị có ý đồ tiếp tục tiến công. Bốn đạo quân Thanh với tổ chức, phiên chế không thay đồi, đóng ở bốn vị trí: Tây Long, Đống Đa, Hải Dương, Sơn Tây. Mãi đến khi được tin Quang Trung đang tuyển quân ờ Nghệ An, Thanh Hóa, chuẩn bị tiến công ra Bắc, Tôn Sĩ Nghị mới lo tăng cường lực lượng phòng thủ xung quanh Thăng Long, chủ yếu là mặt Nam và ra lệnh đề phòng trước, cho quân đi đóng giữ ở tất cả các nơi hiểm yếu bốn ngả đường.
Quang Trung quyết định chọn Thăng Long làm mục tiêu tiến công chủ yếu và chia toàn quân ra làm 5 đạo với sự bố trí lực lượng và phân chia nhiệm vụ cụ thể như sau:
Đạo thứ nhất (quân chủ lực): do Quang Trung trực tiếp chỉ huy gồm bộ binh, tượng binh, kỵ binh với nhiều voi chiến và hỏa hổ, đại bác đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu. Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân là những tướng Tây Sơn đã quen thuộc chiến trường Bắc Hà, chỉ huy quân tiên phong. Chiêu Viễn tướng quân là người đã từng chiêu tập hàng vạn tân binh ở vùng Thanh Nghệ, đốc xuất hậu quân làm Đốc chiến. Nhiệm vụ của đạo quân này là tiến công thẳng vào hệ thống phòng thủ của địch ở phía Nam Thăng Long, mặt trận chính của quân Thanh.
Đạo quân thứ hai: cố giáo sư Phan Huy Lê trong “Những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc” thì đạo quân thứ hai do Đô đốc Đặng Tiến Đông (theo PGS Sử học Lê Văn Lan thì cánh quân này do Đô đốc Long chi huy; Đô đốc Đặng Tiến Đông là một bộ tướng của Đô Đốc Long) chỉ huy, đảm nhiệm hướng tiến công thứ yếu. Đạo quân này gồm kỵ binh và tượng binh, lực lượng không nhiều nhưng khá mạnh và cơ động, từ Tam Điệp tiến ra Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình) xuyên qua. Chương Mỹ tiến thẳng đến Nhân Mục với nhiệm vụ bất ngờ bao vây tiêu diệt đạo quân sầm Nghi Đống ở Đống Đa, rồi qua cửa Tây – Nam (ô Chợ Dừa) thọc sâu vào thành Thăng Long, làm rối loạn khu Trung tâm phòng thủ của địch, uy hiếp đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị.
Đạo quân thứ ba: Do Đại Đô đốc Bảo chỉ huy. Đây là lực lượng cơ động gồm kỵ binh và tượng binh, đặc biệt có đội voi chiến mạnh đi theo con đường qua Sơn Minh (ứng Hòa) tiến ra Đại Áng (Thanh Trì) ở phía Tây – Nam đồn Ngọc Hồi, có nhiệm vụ “tiếp ứng cho cánh hữu”
Đạo quân thứ tư: Do Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy vượt biển vào sông Lục Đầu, tiến công tiêu diệt lực lượng quân địch đóng ở Hải Dương và sẵn sàng “tiếp ứng dưới mặt Đông”
Đạo quân thứ năm: Do Đại Đô đốc Lộc chỉ huy cũng là đạo quân thủy và cũng vượt biển tiến vào sông Lục Đầu. Đạo quân này là một mũi vu hồi, bí mật tiến vào sau lưng địch, chặn đường rút chạy của quân Thanh từ Thăng Long về Quàng Tây. Từ Lục Đầu, đạo quân này có nhiệm vụ nhanh chóng tiến lên vùng Lạng Giang, Phượng Nhãn, Yên Thế chắn ngang và bịt kín đường tháo chạy của địch.
Một ngày cuối tháng chạp năm Mậu Thân (1788), Quang Trung mở tiệc khao quân coi như ăn Tết Nguyên đán trước và tuyên bố với các tướng soái: “Nay hãy làm lễ ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang xuân ngày mồng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời Ta nói xem có đúng thế không?”. Đêm 30 Tết, đạo quân chủ lực của Quang Trung vượt sông Gián, mở màn cuộc đại phá quân Thanh. Tiền quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch ở Gián Khẩu.
Nừa đêm ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu (ngày 28-1-1789), quân Tây Sơn bí mật bao vây đồn Hà Hồi (xã Hồng Phong, huyện Thường Tín). Đây là một đồn quan trọng của quân Thanh cách Thăng Long khoảng 20 km, đóng trên một khu đất cao ở phía Nam của ngôi làng, sát bên đường thiên lý. Khoảng nửa đêm, quân Tây Sơn lặng lẽ vây chặt đồn trại của địch rồi bắc loa gọi hàng. Sau đó đồn Hà Hồi bị hạ. Sáng ngày 05 Tết Kỷ Dậu (ngày 30-1-1789), quân Tây Sơn bất ngờ tiến công mặt Nam đồn Ngọc Hồi. Quang Trung buộc khăn vàng vào cổ và cưỡi voi ra trận trực tiếp chi huy và đốc chiến.
Quân Tây Sơn tràn qua đồn Binh Vọng, một đồn tiền tiêu của địch, xông thẳng đến đồn Ngọc Hồi với đội tượng binh hơn 100 voi chiến. Quân địch hoảng sợ, tất cả rút lui vào trong lũy cố thủ. Quang Trung ra lệnh cho đội voi chiến lập tức chia ra làm hai cánh đánh vòng về hai phía tả và hĩru để mở đường cho đội xung kích gồm cảm từ quân 600 người, chia làm 20 toán dàn ngang thành thế trận chữ nhất, phía trước là 20 tấm mộc kết liền với nhau chống đỡ đại bác và cung tên của địch từ trong chiến lũy bắn ra, che chở cho đội quân xung kích và kết thúc với chiến thắng vang dội.
Đồn Ngọc Hồi, cứ điểm phòng ngự kiên cố nhất của quân Thanh bị phá vỡ, mở toang cửa ngõ tiến vào giải phóng Kinh thành Thăng Long, uy hiếp đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.
Sáng ngày 05 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), lúc trời còn tối, đạo quân chủ lực tiến đánh đồn Ngọc Hồi thì trên hướng tiến công phối hợp, đạo quân của Đô đốc Đặng Tiến Đông cũng đồng thời bất ngờ đánh vào đồn Đống Đa, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ Thăng Long của Tôn Sĩ Nghị.
Sở dĩ quân Thanh lập đồn tại ở Đống Đa là để khống chế con đường cái (đường thượng đạo) từ Tam Điệp ra phía Tây – Nam Thăng Long, đề phòng cuộc tiến công của quân Tây Sơn theo hướng này và bảo vệ trực tiếp cửa ô Thịnh Quang, một cửa ngõ phía Tây – Nam Kinh thành Thăng Long.
Tại đồn Đống Đa, quân Thanh không xây dựng công sự, đắp chiến lũy mà chỉ dựa vào địa hình và làng mạc để bố trí doanh trại. Trong các doanh trại ấy có trại Khương Thượng. Vì vậy, quân Thanh chiếm cánh đồng cao ráo ở phía Bắc trại Khương Thượng để dựng đồn trại. Sở chỉ huy của Sầm Nghi Đống đặt trên núi Cây Cờ (tức Loa Sơn). Đó là một điểm cao có thể bao quát cả khu đồn trại và kiểm soát con đường vào Thăng Long.
Doanh trại quân lính xây dựng chung quanh sở chỉ huy bao gồm cả hai bên đường cái. Để canh phòng từ xa và bảo vệ đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống còn lập một số đồn binh nhỏ ở chung quanh. Đồn Yên Quyết (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) bên bờ sông Tô Lịch có vị trí như một đồn tiền tiêu án ngữ phía trước đồn Đống Đa. Phía sau có đồn Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ờ khoảng giữa đồn Đống Đa và cửa ô thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị nghĩ rằng quân Tây Sơn dù có tiến công ra Thăng Long cũng không thể đi theo con đường núi khó khăn, hiểm trở nên chỉ tăng cường lực lượng cho tuyến phòng thủ phía Nam và sẵn sàng điều động cả đạo quân chủ lực ở đại bản doanh chi viện cho tuyến xung yếu đó.
Đạo quân Tây Sơn làm nhiệm vụ tập kích tiêu diệt đồn Đống Đa do Đô đôc Đặng Tiến Đông chỉ huy. Hơn nữa, đạo quân này phải hành quân bí mật đi theo con đường núi hiểm trở, vừa phải mờ đường vừa phải bất ngờ đánh úp, tiêu diệt đồn Đống Đa thật nhanh, gọn. Tối mồng 04 tháng Giêng, đạo quân này tiến về phía Nhân Mục (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân). Sáng mồng 5 (trước giờ tiến công), lúc trời còn tối mù mịt, quân Tây Sơn nhanh chóng vượt qua sông Tô Lịch, bí mật áp sát đồn Đống Đa, hình thành sẵn thế trận bao vây tiến công.
Đạo quân của Đô đốc Đặng Tiến Đông gồm kỵ binh và tượng binh có sức cơ động nhanh và đột phá mạnh. Quân đội cũng được trang bị nhiều hỏa hổ và đại bác đặt trên mình voi chiến. Cuộc tiến công bắt đầu vào khoảng cuối canh tư (khoảng 3 giờ sáng). Bằng khí thế áp đảo quân thù, quân Tây Sơn với đội hình đã bày sẵn, xông thẳng vào đồn trại của địch. Quân ta đốt phá các doanh trại phía ngoài rồi nhanh chóng đánh thọc vào sở chỉ huy của địch, Sầm Nghi Đống cố đốc thúc quân lính chống cự nhưng không đương nổi sức tiến công mãnh liệt của quân Tây Sơn. Chỉ trong chốc lát, số quân Thanh bị chết và bị thương đã lên đến 5.000 người, Sầm Nghi Đống phải bỏ các doanh trại bên ngoài, rút về bảo vệ sở chỉ huy trên Loa Sơn để chờ quân cứu viện. Cùng lúc đó, xung quanh đồn trại của địch đột nhiên xuất hiện một hàng rào hỏa long trận (trận rồng lửa) dày đặc của nhân dân các địa phương góp sức cùng với đội quân Tây Sơn diệt giặc. Quân Tây Sơn tiến công thành Thăng Long, nhân dân chín xã ở ngoại thành sôi nổi dùng rơm rạ bện thành hình rồng, tẩm dầu đốt lửa, thành trận rồng lửa.
Quân địch vừa choáng váng vì đòn tiến công bất ngờ của quân Tây Sơn vừa khiếp đảm trước lưới lửa bao vây trùng điệp của nhân dân. Trong đêm tối, chúng chỉ còn trông thấy bốn bề lửa cháy rực trời tiếng reo hò dậy đất. Đồn trại của địch tan vỡ nhanh chóng, quân địch đang lúc đêm tối, tự xéo lên nhau mà chạy. Các mũi tiến công của quân Tây Sơn lao vào chém giết như vào chỗ không người. Từ trên sở chỉ huy, sầm Nghi Đống thấy rõ đã lâm vào cảnh thế cùng lực kiệt chống đỡ không nổi, quân cứu viện không có, phá vây không được. Sầm Nghi Đống tuyệt vọng thắt cổ chết ngay tại sở chỉ huy. Đội thân binh trung thanh cùa hắn cũng tự sát theo chủ tướng đến vài trăm tên. Đồn Đống Đa bị tiêu diệt vào lúc trời chưa sáng.
Theo kế hoạch của Quang Trung, trong khi đạo quân chủ lực công phá đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của Đô đốc Đông bất ngờ tập kích tiêu diệt đồn Đống Đa, rồi nhanh chóng thọc sâu vào thành Thăng Long, uy hiếp đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. Do đó, mờ sáng ngày mồng 05, lúc đồn Đống Đa sắp bị tiêu diệt, Đô đốc Đặng Tiến Đông đã hết sức khẩn trương mau lẹ đem đội kỵ binh tiên phong của mình đánh thọc vào Thăng Long. Như một mũi dao nhọn, đội kỵ binh Tây Sơn lao thẳng về phía cung Tây Long.
Những tin tức từ mặt trận phía Nam và phía Tây – Nam đồng thời đến với Tôn Sĩ Nghị. Cả một đạo quân chủ lực còn nguyên vẹn trong tay, nhưng viên chủ soái của quân Thanh hoảng hốt, không còn biết xoay sở đối phó thế nào. Như trong bản tấu gửi về triều đình nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị cảm thấy quân Tây Sơn nhiều quá, chúng bị vây kín bốn mặt, sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, ngưòi không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy. Tiết Trung phải dắt cương ngựa cho Tôn Sĩ Nghị chạy trốn và phó tướng Khánh Thành đi theo hộ tống. Thấy Chủ tướng bỏ chạy, quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Thấy tình hình quá hỗn loạn, Tông binh Lý Hóa Long chạy đến giữa cầu phao cũng bị quân lính đẩy ngã nhào xuống sông.
Qua khỏi cầu phao sang bờ Bắc sông Nhi, Tôn Sĩ Nghị lại sợ quân Tây Sơn lợi dụng cầu phao đuổi theo. Chỉ lo bảo toàn tính mạng của bản thân, viên bại tướng không ngần ngại ra lệnh cắt đứt cầu phao để chẹn phía sau Tàn quân Thanh bị quân Tây Sơn truy kích phía sau và đến Phượng Nhãn lại bất ngờ bị đạo quân của Đô đốc Lộc chặn đánh. Tôn Sĩ Nghị và bọn tàn quân không dám chạy theo đường cái. Chúng phải luồn rừng, lội suối, leo núi, đường đi quanh co, rẽ ngang rẽ dọc… luôn luôn lạc lối, không tìm được nẻo đi, đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi. Tôn Sĩ Nghi phải vứt bỏ tất cả mọi thứ mang theo kể cả sắc thư, kỳ bài, quân ấn Chủ soái do vua Thanh ban cho, để lo chạy thoát thân.
Đạo quân Thanh đóng ở Hải Dương cũng bị đánh tan. Toàn bộ quân xâm lược Mãn Thanh khoảng 29 vạn quân cùng với vài vạn quân của bù nhìn Lê Chiêu Thống đã tan tành, bị tiêu diệt đại bộ phận và bị quét sạch ra khỏi bờ cõi. Trong bốn đạo quân Thanh thì ba đạo, trong đó có đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị bị tiêu diệt gần hết và một đạo không bị đánh mà cũng tan tác.
Hàng loạt tướng soái cao cấp của địch bị bỏ mạng: Đề đốc Phó tướng Hứa Thế Hanh, Phó tướng Hình Đôn Hạnh; các Tồng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Lý Hóa Long; Tri phủ Sầm Nghi Đống; các tham tướng Dương Hưng Long, Tương Tuyên, Anh Lâm. Đó là chưa kể một số võ quan khác cũng bị chết trận như: Du kích Minh Trụ, Trương Thuần, Vương Đàm, Trương Hội Nguyên, Lưu Việt; Đô ty Đặng Vĩnh Lượng, thủ bị Lê Trí Minh, tri huyện Vi Thiên Quỳ, kinh lịch Trương Thành, số quân Thanh đầu hàng và bị bắt làm tù binh có đến vài vạn người. Vua Càn Long, Tôn Sĩ Nghị cho đến các sử thần nhà Thanh đều cố che đậy thất bại thảm hại của quân Thanh và tìm cách biện bạch trách nhiệm của vua quan nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị thì đổ tội cho Lê Chiêu Thống mới nghe tin Nguyễn Huệ thân hành đem binh đến đánh đã mất cà hồn vía và bỏ chạy trước làm cho binh sĩ hoang mang rối loạn.
Sáng mồng 05 Tết mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), đang ở trong cung điện được tin Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh bại trận rút chạy, Lê Chiêu Thống vội vàng chạy theo. Nhưng ra đến bờ sông thì cầu phao đã bị cắt, bèn hoảng sợ theo bờ sông chạy lên Nghi Tàm cướp được chiếc thuyền đánh cá chèo qua sông, tìm đường chạy lên ải Nam Quan mới gặp Tôn Sĩ Nghị để bắt đầu cuộc sống lưu vong nơi đất khách quê người.
Có thể nói, chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa được vua Quang Trung – Nguyên Huệ thực hiện trên hướng tiến công chủ yếu, đánh ngay vào đạo quân mạnh nhất của địch. Trong khi 4 đạo quân của Đô đốc Bảo, Đô đốc Đông, Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc vòng theo bai hướng Đông – Tây cạnh sườn và sau lưng đội hình chiến lược của quân Thanh, bất ngờ tiến công vào nơi sơ hở và hiểm yếu của địch thì đạo quân do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy đánh thẳng vào đồn Ngọc Hồi, khu vực phòng thủ vững chắc của địch, thu hút sự chú ý của Tôn Sĩ Nghị, tạo điều kiện cho đạo quân của Đô đốc Đông nhanh chóng thọc sâu vào đại bản doanh của địch ở Đống Đa và thành Thăng Long đánh đòn quyết định. Quân Tây Sơn tuy kém đối phương về số lượng song lại hơn về nhiều mặt: Tinh thần – quyết tâm lẫn chiến thuật – Kỹ thuật, đặc biệt là có trình độ tác chiến công thành cao và nghệ thuật chỉ huy tuyệt diệu. Với hướng tấn công chính xác, Nguyễn Huệ đã tận dụng được mọi yếu tố thuận lợi của minh, khoét sâu những chỗ yếu, chỗ sơ hở và hạn chế được những chỗ mạnh của địch để tạo nên thế trận chiến lược có sức tiến công mãnh liệt, kết hợp chặt chẽ giữa đột phá chính diện với bao vây vu hồi lớn một thế trận áp đảo đối phương rõ rệt, khiến chúng không sao chịu nổi và đi đến nhanh chóng tan vỡ. Từ đó, chúng ta có thể thấy thêm một điều: Hướng quyết chiến đúng không những là nơi ta có điều kiện tạo thế mạnh áp đảo đối phương mà còn là nơi dễ gây ra nao núng và rối loạn.
Cũng trong chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa, trên hướng chính đánh vào Thăng Long, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tổ chức mũi đột phá vào hướng Hà Hồi – Ngọc Hồi và mũi thọc sâu vào Đống Đa. Đồng thời ông tổ chức hai mũi bao vây vu hồi rộng: Mũi gần ở Hải Dương nhằm uy hiếp và chặn địch ở phía Đông, mũi xa ở Lạng Giang – Phượng Nhãn nhằm chặn đường rút chạy của địch về phía Bắc. Riêng hướng đột phá vào Ngọc Hồi lại có mũi bao vây vu hồi hẹp ờ Đầm Mực để vét gọn đám tàn quân từ Ngọc Hồi chạy về Thăng Long. Đặc biệt, hành động của quân Tây Sơn hết sức nhanh chóng như các tác giả cuốn “Hoàng Lê nhất thống chí” đã miêu tả:
Hành binh thư bay
Tiến quân rất gấp
Đi lại vùn vụt
Mau chóng như thẩn
Chống không thể được
Đuổi không thể kịp.
Bằng những cuộc hành quân và những trận tập kích chiến lược thân tốc của đạo quân lớn mạnh và tinh nhuệ như vậy, Nguyễn Huệ đã nhiều phen làm cho kẻ địch chưa kịp trờ tay đã bị hoàn toàn tiêu diệt. Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 06 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh và bè lũ phong kiến phản động. Trưa ngày mồng 05 Tết mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung mình mặc áo bào còn sạm mùi thuốc súng, ngồi trên mình voi chiên dẫn đẩu đoàn quân chiến thắng Tây Sơn tiến vào Kinh thành Thăng Long trong sự chào đón nồng nhiệt của nhân dân với niềm tự hào và niềm kiêu hùng dân tộc.
Tư liệu: Lý lịch di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa
Hiện vật tranh treo tường
Ảnh Lễ hội Gò Đống Đa các năm
Đây là một số hình ảnh về Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tinh thần văn hóa của dân tộc. tiếp nối truyền thống yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
LIÊN KẾT
Cục di sản văn hoá
www.dsvh.gov.vn
Trang TTĐT Đống Đa 360°
www.dongda360.vn
Hoàng thành Thăng Long
www.hoangthanhthanglong.vn
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
www.vanmieu.gov.vn