Sẵn sàng nghi thức dâng hương, tế lễ khai hội Gò Đống Đa

Bà Vũ Thị Thanh Hương – Trưởng Ban quản lý Công viên Văn hóa Đống Đa – cho Tiền Phong biết đã hoàn thành phần lớn các hạng mục chuẩn bị quan trọng cho dịp lễ lớn. Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức từ ngày 14-16/2 (tức mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Lễ hội gò Đống Đa năm 2024 do Quận Đống Đa chủ trì từ ngày 14-16/2 (mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng) tại Công viên Văn hoá Đống Đa (số 4 Đặng Tiến Đông, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội).

Bà Vũ Thị Thanh Hương – Trưởng Ban quản lý Công viên Văn hóa Đống Đa – cho biết đã hoàn thành phần lớn các hạng mục chuẩn bị quan trọng cho dịp lễ lớn này.

Lễ hội bắt đầu từ 6h ngày 14/2 (mùng 5 Tết) với lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương, lễ rước kiệu, dâng hoa, dâng hương tại tượng đài và đền thờ Hoàng đế Quang Trung…

Sẵn sàng nghi thức dâng hương, tế lễ khai hội Gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức vào mùng 5 Tết Nguyên đán.

Ban tổ chức cùng công an quận Đống Đa xây dựng và triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phân luồng chống ùn tắc giao thông, địa điểm trông giữ xe tại khu vực xung quanh Công viên Văn hóa Đống Đa, hướng dẫn, sắp xếp phương tiện giao thông của đại biểu và nhân dân dự lễ hội.

Địa phương cũng tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, ngăn ngừa và kịp thời xử lý, không để xảy ra các hiện tượng trộm cắp, cờ bạc, mê tín dị đoan tại khu vực tổ chức lễ hội.

Sẵn sàng nghi thức dâng hương, tế lễ khai hội Gò Đống Đa
Màn rước kiệu Hoàng đế Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân được chờ đón.

Trước đó, bà Đặng Thị Mai – Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Đống Đa – khẳng định BTC lễ hội đã bố trí bãi trông xe cho khách tham gia lễ hội và không thu tiền vé. Lễ hội gò Đống Đa không có các hoạt động kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh phần lễ trang trọng, phần hội là chương trình nghệ thuật chào mừng của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà Hát Tuồng Việt Nam…

Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đương thời đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Sẵn sàng nghi thức dâng hương, tế lễ khai hội Gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử là một trong những chiến công chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, là chiến công oanh liệt nhất của Hoàng đế Quang Trung.

Năm Kỷ Dậu 1789 cũng đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt Nam. Đó là một trong những mùa xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu cho ý chí quật cường, cho sức mạnh tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh phi thường, ý chí kiên cường, lòng quả cảm và sự sáng tạo phong phú của dân tộc ta.

Nguồn: Báo Tiền Phong