Một số di tích liên quan

Chùa Bộc

Chùa Bộc tọa lạc tại phố Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, có tên là Sùng Phúc tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Bia cổ nhất của chùa còn ghi niên hiệu Vình Trị 01 (1676). Bản lịch sử của chùa có ghi vào năm 1676, đời vua Lê Hy Tông, vị tăng lục Trương Trung Bá cùng nhân dân xây dựng lại chùa đã bị chiến tranh tàn phá.

Trong trận Đống Đa, chùa bị thiêu trụi (1789), năm 1792 được trùng tu lại trên nền cũ, làm nơi quy y cho vong hồn quân Thanh và được đổi tên là chùa Thiên Phúc. Tuy nhiên, nhân dân vẫn quen gọi là Chùa Bộc để chỉ xác giặc bị phơi ra khắp nơi (Bộc có nghĩa “phơi bày”, ngôi chùa được xây dựng ngay nơi chiến địa mà quân thù chết phơi thây).

Chùa có liên hệ mật thiết với chiến thắng Kỷ Dậu (1789) của quân Tây Sơn. Ngay phía trước chùa Bộc vẫn còn một cái hồ, được gọi là hồ Tắm Tượng, nơi đội hình voi của nghĩa quân Tây Sơn tắm sau khi hạ được đồn Khương Thượng. Sau lưng chùa có di tích Loa sơn, nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống sau khi thất trận đã thắt cổ tự tử. Trong chùa còn có di tích Thanh miếu tức miếu thờ Sầm Nghi Đống cũng như quân lính nhà Thanh đã chết trong chiến trận. Thanh miếu do chính vua Quang Trung ra lệnh cho xây dựng.

Chùa Kim Sơn

Chùa Kim Sơn nằm tại phố 73 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Khu vực này trước kia là bãi tha ma, sau này thi hài các chiến sĩ tử trận trong trận Đống Đa (1789) được đưa vào an táng tại nghĩa địa này. Đây cũng là nơi cầu siêu cho những linh hồn binh sĩ tử nạn trong chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa, giải phóng Kinh thành Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Chùa Đồng Quang

Chùa Đồng Quang được xây dựng vào giữa thế kỷ 19, là một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng và mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Chùa có tên chữ là “Đồng Quang tự”, tọa lạc tại số 119, phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Cổng Chùa nằm ngay cạnh đường phố Tây Sơn, cách chùa Nam Đồng về phía đông khoảng 400m, cách xa chùa Bộc về phía nam khoảng 500m. Chùa nằm đối diện với gò Đống Đa và cách gò khỏang 20m.

Theo văn bia ghi lịch sử xây dựng chùa do tiến sỹ Lê Huy Chung làm vào năm 1856 và bia ghi lại- trùng tu lại chùa 1915 thì khu vực Thái Ấp và chùa Đồng Quang hiện nay trước kia là trận địa của Vua Quang Trung với chiến thắng Đống Đa lịch sử ngày 5 – 1 – 1789 (âm lịch) vào năm 1843 một vị tổng đốc Hà Nội cho thu nhặt các hỏi cốt trận vong tướng sỹ ở quanh nơi trận địa đó táng chúng vào một nghĩa địa rồi xây dựng một đàn lộ thiên để thờ cúng các linh hồn đó, tức là chỗ lên chúa ngày nay.

Đến năm Tân Hợi 1851 là năm thứ tư niên hiệu Tự Đức Thành phố Hà Nội mở chợ đào các mộ về thừa nhận táng chung vào nghĩa địa đó. Cũng trong năm đó, ông Nguyễn Hậu làm kinh lược Bắc kỳ cho đào nhặt những xương ấy chôn vào nghĩa địa sau chùa sai làm một ngôi nhà to để thờ phật và âm hồn gọi là chùa Đồng Quang. Chùa Đồng Quang dựng lên cốt để thờ các vong tướng sỹ trận Đống Đa và linh hồn những mộ vô thừa nhận đã hợp táng tại nghĩa địa nói trên.

Chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử Nghệ thuật Kiến trúc cấp quốc gia năm 1990.