Bản quyền 2024 © thuộc Ban quản lý Công viên Văn hoá Đống Đa. Bảo lưu mọi quyền
Sơ đồ trận chiến Rạch Gầm – Xoài Mút
Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1784 – 1785) – Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
Vào năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm đã theo 2 đường thủy và bộ đánh chiếm vào nước ta và đến cuối năm 1784 đã đánh chiếm được một vài vùng ở phía Tây Gia Định.
Năm 1785, Nguyễn Huệ đã đưa quân vào Mỹ Tho để tiến đánh quân Xiêm. Ông đã lợi dụng nước thủy triều lên xuống vô cùng nguy hiểm ở khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân địch.
Đoạn sông này dài khoảng sáu kilomet rộng chừng khoảng 1 kilomet. Giữa sông có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cỏ rậm rạp, phía Bắc là Đồng Tháp Mười rộng mênh mông. Nguyễn Huệ quyết định bố trí một trận địa mai phục lớn ở đây:
- Thủy binh giấu quân sâu trong các nhánh sông Rạch Gầm – Xoài Mút và sau các ngách cù lao.
- Bộ binh mai phục trên bờ và trên các cù lao giữa sông.
Đêm ngày 19 và rạng sáng ngày 20 tháng giêng năm 1785 (năm Giáp Thìn), 5 vạn quân xiêm, đã tiến vào trận địa quyết chiến cùng với nghĩa quân của Tây Sơn. Khi quân địch đã bị tiến vào bên phía trong của trận địa mai phục thì pháo ở trên thuyền được bố trí ở các cù lao bắn ra vô cùng ác liêt, sau đó các quân phục kích ở 2 bên phía sông đã tiến ra chặn đầu khóa đuôi, và đánh tạt sườn làm cho toàn bộ chiến thuyền của quân Xiêm đã bị đánh chìm ở đây.
Trận chiến Rạch Gầm – Xoài Mút được ví như là một trận thủy chiến vô cùng vang dội nó khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân và thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
Tư liệu: Sách Lịch sử Việt Nam Tâp 01 – NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1971